Phân loại độc tính thuốc BVTV theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới

Việc phân loại nhằm phân biệt độc tính giữa các loại thuốc BVTV. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, việc phân loại dựa trên độc tính của hoạt chất (technical grade) và dạng gia công tương ứng (xem bảng đính kèm).

Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 

LD50 (trên chuột) cấp tính của thành phẩm (mg/kg).

 

Phân loại theo WHO  Đường miệng  Đường da 
Chất rắn Chất lỏng Chất rắn Chất lỏng 
Ia: Rất độc
(băng màu đỏ PMS red 199C)

5 <20 <10 <40 
Ib: Độc
(băng màu đỏ PMS red 199C)

5 - 50 20 - 200  10 - 100  40 - 400 
II: Nguy hiểm
(Băng màu vàng PMS yellow C) 
50 - 500  200 - 2000  100 - 1000  400 - 4000 
III: Cẩn thận
(Băng màu xanh da trời PMS blue 293 C
 
>500  >2000  >1000  >4000 
IV: Cẩn thận
(Băng màu xanh lá câyPMS green 347 C) 
>200  >3000     

Băng màu: Theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc của thuốc.

(1) Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ (code PMS red 199C)
(2) Nhóm II: Băng màu vàng (code PMS yellow C)
(3) Nhóm III: Băng màu xanh da trời (code PMS blue 293 C)
(4) Nhóm IV: Băng màu xanh lá cây (code PMS green 347 C)

Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV (theo quy định của Việt Nam)

Pictogram (hình tượng hướng dẫn an toàn)
Pictogram (tùy theo đặc điểm của mỗi loại thuốc) được in trong băng màu nhằm cung cấp thêm thông tin về hướng dẫn sử dụng an toàn thuốc BVTV.

Cụ thể:
- Hướng dẫn an toàn khi pha thuốc.
- Hướng dẫn an toàn khi sử dụng thuốc.
- Hướng dẫn an toàn khi tồn trữ thuốc (xa tầm với của trẻ em).
- Hướng dẫn những hạn chế khi sử dụng (như thuốc độc cho cá, gia súc...).


Giải pháp quản lý cây lúa tổng hợp từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch.

Giải pháp quản lý cây cà phê tổng hợp bao gồm các biện pháp chăm sóc cây sau thu hoạch.

Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm - không chọn lọc - hiệu quả cao - hiệu lực kéo dài - sử dụng trên cây lâu năm.

Copyright © Bayer AG