Miền Bắc:
- Lượng giống: Chỉ cần 16 kg/ha (1 gói 0,8 kg/ 500m2)
- Kỹ thuật ngâm ủ và gieo mạ: Ngâm 18 - 24 giờ (vụ Xuân); 12 -16 giờ (vụ Mùa). Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần, xả sạch không còn mùi chua, để ráo nước rồi ủ đến khi mầm dài 1/3 hạt thóc thì gieo. Gieo 1 gói hạt giống (0.8kg) trên 5m2 (mạ sân); 25m² (mạ dày xúc) hoặc 50m² (mạ dược) để cây mạ khỏe, đẻ nhánh sớm, dư cấy 500m2.
- Kỹ thuật cấy: Cấy khi mạ dược được 5 - 6 lá, mạ dày xúc 3,5 - 4 lá, mạ sân 3 - 3,5 lá. Cấy nông tay 1 dảnh/khóm; Đất tốt: 25 khóm/m2; Đất TB: 30 khóm/m2;
Miền Nam:
- Phương pháp sạ và cấy:
- Sạ thẳng: Lượng giống 30kg/ha. Đất được làm kỹ, bằng phẳng, không đọng nước, giữ mặt ruộng đủ ẩm để thuận tiện cho việc gieo sạ. Sạ thưa, đều, có thể áp dụng sạ lan hoặc sạ hàng.
- Cấy: Lượng giống 20kg/ha. Gieo thưa 1kg trên 40m2 để cây mạ to khỏe. Tuổi mạ: 18-20 ngày tuổi. Mật độ: 25-30 bụi/m2, cấy nông tay 2 tép/bụi
- Phân bón: Tùy theo độ phì của đất, tình trạng sinh trưởng của cây mà điều chỉnh lượng phân cân đối, phù hợp. Ngoài ra, cần tuân theo khuyến cáo của địa phương.
Trong vụ Hè thu và vụ Mùa, giảm 20% lượng đạm so với vụ Đông xuân. Để tăng hạt chắc nên phun KNO3 khi trổ 5%. Đối với phân tổng hợp cần tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan BVTV địa phương và nên sử dụng bộ sản phẩm của Bayer để tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận. Cụ thể: Regent 800WG trừ sâu cuốn lá, Sunato 800WG trừ sâu cuốn lá và rầy nâu; Chống rét, ngộ độc hữu cơ, dưỡng lá, nuôi đòng bằng Antracol 70WP. Trừ bệnh khô vằn, lem lép hạt, trổ nhanh và tăng tỷ lệ chắc bằng Nativo750WG.
CHÚ Ý:
- Cần bố trí thời vụ để trổ cùng trà với lúa địa phương
- Không rửa hạt giống trước khi ngâm để mầm khỏe hơn
- Che phủ nilon đúng cách để chống rét cho mạ
- Thu hoạch khi lúa chín 85%; Phơi hoặc hong khô ngay, không phơi quá mỏng lúc nắng gắt
- Không dùng hạt lúa thương phẩm (lúa thịt) để làm giống
LƯU Ý CHO VÙNG LÚA TÔM
- Tận dụng mọi nguồn nước ngọt (nước mưa, nước kênh mương…) để rửa mặn nhiều lần (tùy độ mặn mà có thể rửa mặn tới 5-7 lần). Trước khi xổ nước cần bừa trục và ngâm đất 7-10 ngày để giúp rửa mặn tầng đất sâu hơn. Khi nồng độ mặn dưới 2% thì trang phẳng ruộng trong lần ngâm cuối. Khi gieo, rút nước và đánh rãnh thoát nước rồi xuống giống.
- Xác định thời gian xuống giống phù hợp, tránh sự xâm nhập mặn vào thời điểm lúa trổ.
- Nên sạ hoặc cấy thử vài m2 trên ruộng để quan sát bộ rễ lúa. Nếu bộ rễ phát triển bình thường thì tiến hành sạ hoặc cấy toàn bộ diện tích.