Thứ Năm, 11 Tháng Sáu, 2015

Bayer công bố kết quả tích cực của đề tài khoa học luân canh Tôm-Lúa được ký bảo hộ lần đầu tiên tại Việt Nam

Tp. Rạch Giá, ngày 11 tháng 6 năm 2015 – Hôm nay Bayer CropScience, phối hợp với Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang công bố kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học có tên “Tác động tích cực của giống lúa lai Arize B-TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm lúa Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang
Đề tài này đã được nghiên cứu thực tế từ năm 2012 đến 2014 với mục đích tìm hiểu cơ chế và chứng minh tác động tích cực của giống lúa lai Arize B-TE1 đến hiệu quả nuôi tôm. Nghiên cứu được phối hợp thực hiện với Khoa Thủy Sản, trường  Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang; cùng nông dân tại các địa phương trên.

Theo kết quả nghiên cứu, giống lúa lai Arize B-TE1 đem lại hiệu quả tích cực cho môi trường nuôi tôm nhờ vào đặc điểm của giống, trong đó có hệ thống rễ khỏe mạnh. Quần thể các vi sinh vật có lợi và các loài thủy sinh làm thức ăn cho tôm tại các cánh đồng trồng lúa lai Arize B-TE1 cao hơn. Đồng thời, tại các cánh đồng trồng lúa lai Arize B-TE1 có ít vi sinh vật có hại hơn. Kết quả là năng suất vụ tôm cao hơn, chất lượng tôm tốt và to hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn cho người nông dân – tăng đến 45% lợi nhuận.

 “Với vai trò là công ty hàng đầu về nông nghiệp và lúa, Bayer CropScience rất vui mừng công bố kết quả tích cực của giống lúa lai Arize B-TE1 trong luân canh tôm-lúa và hiệu quả lợi nhuận cao người nông dân có được nhờ sử dụng giống lúa lai của chúng tôi. Kết quả này cũng đồng thời chứng minh cho người nông dân thấy các sản phẩm nông nghiệp thứ cấp (lúa) cũng có thể có tác động tích cực đáng kể lên năng suất của các sản phẩm nông nghiệp chính (tôm); và việc chọn Arize có thể giúp cải thiện rõ rệt năng suất và đời sống nhà nông,” ông Torsten Velden, Giám đốc Bayer CropScience Việt Nam chia sẻ.

Luân canh tôm-lúa – một trong những trụ cột của ngành nông nghiệp Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng ngày càng tăng từ những hiệu ứng của biến đổi khí hậu. Việc xâm nhập mặn liên tục đã tạo ra một hệ sinh thái mới khiến người nông dân ở ba tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang phải xoay vòng giữa nuôi tôm và trồng lúa. Trong những tháng đầu năm, vào mùa khô, khi độ mặn của đất trong khu vực tăng, người nông dân bắt đầu nuôi tôm. Khi những cơn mưa lớn đến vào mùa hè, độ mặn của đất được rửa sạch và người nông dân buộc phải chuyển sang trồng lúa với hiệu quả lợi nhuận thấp cho đến khi độ mặn của đất tăng trở lại. Tuy nhiên, theo truyền thống, người nông dân chỉ chủ yếu tập trung vào việc nuôi tôm và chưa nhận ra lợi ích tiềm năng của trồng lúa do những hạn chế của kỹ thuật canh tác lúa và thiếu giống lúa phù hợp.

Giống lúa lai Arize B-TE1 đã được sử dụng rộng rãi trong luân canh tôm-lúa nhờ vào hiệu quả kinh tế cao đối với cả vụ lúa và vụ tôm. Mỗi năm, hơn 20 ngàn ha giống lúa này được trồng, thu hút hơn 20 ngàn gia đình nông dân các vùng nước lợ của ba tỉnh. Đề tài khoa học này được thực hiện để chứng minh tác động tích cực của giống lúa lai Arize B-TE1 lên việc nuôi tôm.

 

Tác động tích cực của lúa lai Arize B-TE1 trên canh tác tôm

Đề tài đã được nghiên cứu thực tế từ năm 2012 đến 2014, phối hợp với Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Cho đến nay, đề tài đã cho thấy kết quả tích cực – chứng minh rằng luân canh tôm-lúa với giống lúa lai Arize B-TE1 không chỉ có hiệu quả kinh tế cao mà còn đồng thời có tác động tích cực đến hệ sinh thái và môi trường.

Tác động của lúa:

Mô hình này giúp hạn chế độc tố cho môi trường nuôi tôm, giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế một phần dịch bệnh cho tôm. Sau khi thu hoạch lúa đã để lại một lượng sinh khối lớn thân và rễ lúa, khi lượng này phân hủy hoàn chỉnh sẽ kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật làm thức ăn cho tôm.

Tác động của nuôi tôm:

Sau mỗi vụ nuôi có thêm một lượng phù sa bồi lắng nên đất có độ màu mỡ cao từ đó giảm được lượng phân bón cho lúa. Ngoài ra quá trình cải tạo đất từ mặn sang ngọt để trồng lúa giúp cắt mầm bệnh gây hại trên tôm, hạn chế sự suy thoái đất đai do nuôi tôm liên tục nhiều năm.

Nhìn tổng thể, kết quả nghiên cứu chứng minh sự gia tăng lợi nhuận từ mô hình luân canh lúa – tôm sử dụng giống lúa lai Arize B-TE1 - tăng lên đến 45% so với giống lúa thuần cao sản phổ biến. Kết quả này được xác nhận bởi Trung tâm Khuyến Nông Khuyến Ngư tỉnh Kiên Giang.

 

Tóm tắt hiệu quả kinh tế trên hai ruộng khảo nghiệm luân canh tôm-lúa

 

Chỉ tiêu

Khảo nghiệm trồng lúa

Khảo nghiệm nuôi tôm

Tổng cộng

Lúa lai Arize

B-TE1

Giống lúa thuần cao sản phồ biến

Lúa lai Arize

B-TE1

Giống lúa thuần cao sàn phồ biến

Lúa lai Arize

B-TE1

Giống lúa thuần cao sản phổ biến

1

Năng suất (kg/ha)

11.000

7.300

200

160

 

 

2

Tổng thu (mio. VND/ha)

51

42

40

30

91

72

3

Tổng chi (mio. VND/ha)

21

20

12

12

33

32

4

Lợi nhuận (mio. VND/ha)

30

22

28

18

59

40

5

Chênh lệch (mio. VND/ha)

 

7,6

 

10,5

 

18,2

6

Tăng so đối chứng

34%

 

58%

 

45%

 

Ghi chú: Số liệu quy đổi ra 10.000m2 (1 ha)

Từ thành công của dự án, Bayer cũng đồng thời đăng ký bảo hộ toàn cầu lần đầu tiên cho “Phương pháp nâng cao số lượng động vật thủy sinh trong hệ thống canh tác kết hợp lúa và nuôi trồng thủy sản” cho thị trường Việt Nam và quốc tế.

“Với kết quả tích cực từ nghiên cứu, Bayer hy vọng sẽ khuyến khích được nhiều nông dân chuyển sang sử dụng giống lúa Arize B-TE1 để tăng tối đa năng suất và lợi nhuận kinh tế. Chúng tôi cũng vui mừng khi giải pháp khoa học - kỹ thuật nông nghiệp này được đăng ký bảo hộ toàn cầu lần đầu tiên tại Việt Nam,” ông Velden cho biết.

Ý kiến nhà nông

Anh Đồng Văn Lần, ấp Sơn Trắng, xã Lộc Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu nhận xét: “Giống lúa lai B-TE1 rất phù hợp vùng đất tôm-lúa ở đây. Qua hai năm trồng thực tế, tôi thấy lợi nhuận thu được từ Lúa và Tôm đều cao hơn mô hình sử dụng giống lúa địa phương, vì lúa B-TE1 ít nhiễm sâu bệnh, dễ canh tác mà năng suất rất cao. Sau khi thu hoạch vụ lúa, tôi cải tạo lại ao để nuôi vụ tôm thì tôm nuôi cũng mau lớn hơn.”

Đồng thời, anh Phan Văn Thoàng, ấp Tapasa II, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho biết: “Lúa lai B-TE1 chịu mặn khá cao, lúa khỏe, đẻ nhánh mạnh, rễ lúa ăn sâu và năng suất thu được rất cao nên lợi nhuận cao. Trồng giống lúa này nuôi tôm cũng rất đạt, tôm lớn nhanh hơn. Theo tôi, nhờ cây lúa lai này khỏe đã hút hết chất ô nhiễm trong ao làm môi trường trong sạch nên tôm ít nhiễm bệnh và cho hiệu quả cao hơn.”

Còn  anh Nguyễn Thanh Sơn ở ấp Xáng 2, xã Đông Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang cho biết việc chọn giống lúa để canh tác trên nền tôm là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của vụ nuôi tôm. “Tôi rất hài lòng với kết quả mà giống lúa lai B-TE1 mang lại, vì giống lúa này đã giúp cho gia đình tôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống tốt hơn vì trúng lúa, trúng tôm trong hai năm qua.”

Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm - không chọn lọc - hiệu quả cao - hiệu lực kéo dài - sử dụng trên cây lâu năm.

Giải pháp quản lý cây cà phê tổng hợp bao gồm các biện pháp chăm sóc cây sau thu hoạch.

Giải pháp quản lý cây lúa tổng hợp từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch.

Copyright © Bayer AG